Máu báo thai: Những điều mà chị em phụ nữ cần biết – Docosan

Qua bài viết này kênh Tạp Chí Thời Gian xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Máu báo thai như nào hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi

Máu báo thai – đúng như tên gọi của nó, thì đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất và dễ phát hiện nhất khi một người phụ nữ mang thai. Khi chảy máu ở âm đạo ngoài kỳ kinh bình thường, ắt hẳn rất nhiều chị em hoang mang không biết đây thực sự là máu báo thai, hay đơn giản chỉ là kỳ kinh nguyệt, hay tiềm tàng sau đó một căn bệnh ở vùng sinh dục. Hãy đọc bài viết dưới đây cùng Docosan để biết thêm các thông tin về máu báo thai, từ đó có thể phân biệt được những trường hợp nguy hiểm và sinh lý bình thường.

Máu báo thai là gì?

Sau khi thụ tinh (tinh trùng gặp trứng), trứng đã thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Để phát triển tiếp tục, phôi thai bắt đầu vùi vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ, cũng như tạo ra con đường thông thương giữa mẹ và thai, qua đó các chất dinh dưỡng từ máu của mẹ sẽ được chuyển qua để nuôi thai nhi. Trong quá trình này, một vài mạch máu ở tử cung có thể vỡ, từ đó chảy máu, và ta có thể quan sát thấy máu chảy ở âm đạo, hay còn gọi là máu báo thai.

máu báo thai
Máu báo thai là gì?

Các đặc điểm của máu báo thai

Thời gian xuất hiện máu báo thai

Người ta quy ước, ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối được xem là thời điểm bắt đầu để tính tuổi thai, dù lúc đó người phụ nữ chưa mang thai. Và sau ngày đó 3 tuần là thời điểm để thụ tinh ( lúc này trứng đã rụng và tử cung đã được chuẩn bị để thai làm tổ). Tuần thứ 4 là khoảng thời gian để thai làm tổ. Nói cho dễ hiểu, thì sau khi thụ tinh khoảng 6-10 ngày thì phôi thai bắt đầu làm tổ.

READ  Tìm hiểu: Khi bị chặn Messenger sẽ như thế nào? - Blogvn.org
máu báo thai
Thai làm tổ gây chảy máu

Sau khi quan hệ tình dục, việc thụ tinh có thể xảy ra sau vài phút cho đến 5 ngày. Vì vậy tính từ lúc quan hệ tình dục thì sau đó 11-15 ngày phôi thai sẽ làm tổ (nếu trứng và tinh trùng kết hợp thành công), và lúc đó bạn có thể sẽ thấy máu báo thai.

Màu sắc của máu báo thai

Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm (màu gỉ sắt). Máu báo thai không tạo thành các cục máu đông như ta thường thấy ở các kì hành kinh.

máu báo thai
Máu báo thai ra ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu sẫm

Lượng máu báo thai

Thông thường, máu báo thai ra rất ít, có khi chỉ là những vệt máu hoặc lốm đốm, và nhiều sản phụ không nhận thấy dấu hiệu này. Máu báo thai có thể chảy trong vài giờ cho đến 1-2 ngày sau đó.

Cần làm gì khi nghĩ có máu báo thai?

Nếu bạn nghĩ bạn đã có thai thông qua việc thấy máu báo thai trùng khớp với các đặc điểm trên, bạn có thể mua các loại que thử thai ở nhà thuốc và thử. Tuy nhiên, nếu bạn nghi ngờ mình đã có thai, nhưng sau khi thử xong, kết quả lại cho thấy bạn không có thai, thì có thể do các trường hợp sau:

Thời gian thử quá sớm

Sau khi thụ tinh và hình thành phôi, phôi thai sẽ di chuyển đến tử cung và làm vỡ các mạch máu ở niêm mạc tử cung để làm tổ tại đó, đồng thời tạo con đường thông thương giữa mẹ và thai, qua đó thai nhi có thể được nuôi dưỡng bởi các dưỡng chất của mẹ. Khi đó, thai nhi cũng tiết ra một chất tên là β-HCG, hay còn gọi là hormone thai kỳ, và sẽ hiện diện trong máu của mẹ, từ đó đi vào nước tiểu. Cơ chế của que thử thai là phát hiện nồng độ của β-HCG trong nước tiểu của mẹ.

READ  Ông già Noel là ai? Điều thú vị về ông già Noel (Santa Claus)?

Khi thử que quá sớm, lúc này thai vừa mới làm tổ, lượng β-HCG có thể chưa đủ nhiều để được phát hiện. Vì vậy, bạn hãy nên thử que thử thai vào 1 tuần sau khi ngưng chảy máu hoặc trễ kinh để có được kết quả chính xác hơn.

máu báo thai
Dùng que thử thai khi có máu báo thai

Máu chảy do nguyên nhân khác

Bạn cần theo dõi các triệu chứng của chảy máu kĩ hơn như số lượng, thời gian, các triệu chứng kèm theo như đau bụng, ra máu bất thường và nên đi đến khám bác sĩ để được kiểm tra đầy đủ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi bạn tin rằng đó là máu báo thai, và kết quả que thử rằng bạn đã có thai, bạn nên sắp xếp thời gian đến bác sĩ Sản khoa để được thăm khám và được đưa ra những lời tư vấn cho thai kỳ. Bên cạnh đó, khám bác sĩ còn có thể giúp bác phát hiện ra một số nguyên nhân khác nếu có gây ra chảy máu. Máu chảy ra có thể là máu báo thai, một kỳ kinh nguyệt bình thường, hay nguy hiểm hơn là những căn bệnh có thể nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản cũng như tính mạng.

Một số bệnh lý do thai có thể gây ra chảy máu âm đạo là:

  • Thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Bệnh lý nguyên bào nuôi

Những bệnh lý không do thai có thể gây ra chảy máu âm đạo là:

  • Rối loạn quá trình rụng trứng
  • Do thuốc và các dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung
  • Các khối u ở đường sinh dục
READ  Giải Bài Tập Sinh Học 7 - Bài 9: Đa dạng của ngành Ruột khoang
máu báo thai
Gặp ngay bác sĩ chuyên khoa nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào không rõ nguyên do

Vì vậy, nếu bạn có ra máu âm đạo, kèm theo các dấu hiệu như:

  • Sốt
  • Đau bụng nhiều hoặc dữ dội, đặc biệt ở vùng dưới
  • Ra máu kéo dài, tính chất khác với máu kinh nguyệt bình thường (số lượng, tính chất máu,..)

Thì bạn hãy nên nhanh chóng đến bác sĩ sản phụ khoa để được thăm khám, cũng như thực hiện các xét nghiệm để biết được máu chảy này có phải do có thai hay không, và để biết được tình trạng chảy máu này có thực sự nguy hiểm không.

Liên hệ phòng khám sản phụ khoa để được tư vấn

  • Dr. Marie (Marie Stopes) Tân Bình, Hồ Chí Minh – Q. Tân Bình
  • Phòng Khám Chuyên Khoa Phụ Sản Hoa Sen – Lotus Ob-Gyn Clinic – Q.4
  • Phòng Khám Đa Khoa Medelab | BSCKII Trần Thị Tuyết Lan – Đống Đa, Hà Nội

Lời kết

Máu báo thai là một trong những dấu hiệu sớm nhất khi người phụ nữ mang thai, thường xuất hiện sau ngày thụ tinh 6-11 ngày. Đây là một hiện tượng bình thường, và sẽ chấm dứt sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, ra máu âm đạo vẫn có thể là dấu hiệu của các rối loạn khác, thậm chí nguy hiểm. Nếu bạn nghĩ đó là máu báo thai, hãy kiểm tra lại bằng que thử thai hoặc đến các bác sĩ để được thăm khám đầy đủ hơn.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về máu báo thai và những điều mà chị em phụ nữ cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.